CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (Từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Bảng mô tả phục vụ bài kiểm tra 1 tiết

CHỦ ĐỂ 1: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH

(Từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

  1. Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
  • Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước châu Á. Giải thích nguyên nhân.
  • Nhật Bản thế kỉ XIX: Nguyên nhân, nội dung nổi bật của cuộc cải cách Minh Trị, ý nghĩa lịch sử.
  • Trung Quốc: Các sự kiện lịch sử quan trọng của Trung Quốc thời cận đại: Chiến tranh thuốc phiện, phong trào Thái bình Thiên quốc, cải cách Mậu Tuất (1898), cách mạng Tân Hợi (1911).
  • Ấn Độ: Các phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ, sự chuyển biến kinh tế, xã hội và sự ra đời, hoạt động của Đảng Quốc đại
  • Các nước Đông Nam Á: Quá trình xâm lược của các nước phương Tây, các phong trào đấu tranh chống xâm lược, những chuyển biến về kinh tế - xã hội, xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỷ XX.
  • Châu Phi, Mĩ Latinh: Những nét chung về tình hình của châu lục, khu vực, các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
  1. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề.

Nội dung

Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cấp thấp (mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cấp cao (mô tả yêu cầu cần đạt)

Nhật Bản

  • Trình bày được nội dung cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868
  • Nêu được những biểu hiện Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
  • Giải thích được tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị.
  • Lý giải được vì sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách
  • Phân tích được tính chất, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản

 

  • Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cùng thời.
  • Nhận xét về nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị

Trung Quốc

  • Liệt kê được các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  • Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi.
  • Giải thích được tính chất, của cuộc cách mạng Tân Hợi.
  • Hiểu được ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi
  • Lý giải được nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  • Phân tích được hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911.
  • Nhận xét được các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

 

Các nước Đông Nam Á  (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX).

  • Nêu được các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia và Lào.
  • Trình bày được những nội dung của cuộc cải cách Ra-ma V ở Xiêm.
  • Lý giải được nguyên nhân vì sao nhân dân Cam-pu-chia và Lào phải đấu tranh.
  • Hiểu được tính chất, ý nghĩa của cuộc cách cải Ra-ma V.

 

  • So sánh được những điểm giống nhau giữa cuộc cải cách của Minh Trị ở Nhật Bản và Ra-ma V ở Xiêm.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cùng thời.

Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX).

  • Nêu những nét khái quát về châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
  • Liệt kê được các phong trào đấu tranh chống nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
  • Nêu được những chính sách của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh
  • Giải thích được vì sao châu Phi và khu vực Mĩ Laitnh bị chủ nghĩa thực dân xâm lược.
  • Hiểu được âm mưu của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh.
  • So sánh được phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
  • Nhận xét được các phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

Định hướng năng lực cần hình thành:

  • Năng lực chung: Giải quyết vấn đê, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo
  • Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thưc, so sánh, nhận xét, đánh giá

CHỦ ĐỀ 2: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

  1. Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
  • Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự đối địch ở châu Âu.
  • Hai giai đoạn chính của chiến tranh, những diễn biến chính của chiến sự
  • Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nội dung

Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cấp thấp (mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cấp cao (mô tả yêu cầu cần đạt)

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

  • Trình bày được nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

  • Giải thích được vì sao Mĩ tham chiến muộn.
  • Lý giải được vì sao chiến tranh thế giới thứ nhất lại nổ ra.
  • Phân tích được nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Chứng minh được việc Mĩ tham chiến có lợi cho phe Hiệp ước.
  • Xác định được nguyên nhân cơ bản của chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Đánh giá được kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Định hướng năng lực cần hình thành:

  • Năng lực chung: Giải quyết vấn đê, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo
  • Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thưc, so sánh, nhận xét, đánh giá